Chương trình “Người kiến tạo năng lượng tương lai”

Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ vừa phát động Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo “Người kiến tạo năng lượng tương lai”. Chương trình tìm kiếm các đơn vị cần hỗ trợ triển khai thí điểm/ trình diễn sản phẩm, mô hình kinh doanh mới cho hệ thống năng lượng đô thị phân tán, tiên tiến. Thông qua Quỹ Thách thức Đổi mới Sáng tạo (ICF), các tổ chức tham gia sẽ có cơ hội nhận tài trợ lên đến 100.000 USD, tiến đến nhân rộng hoặc ứng dụng thương mại, đồng thời góp phần cải thiện khả năng thích ứng của hệ thống cung cấp năng lượng và an ninh năng lượng đô thị.

Lĩnh vực

5 lĩnh vực chủ chốt được lựa chọn tập trung hỗ trợ trong Chương trình Thách thức Đổi mới Sáng tạo “Người kiến tạo năng lượng tương lai” gồm:

Giao thông vận tải

Phổ biến rộng rãi các giải pháp phát thải các-bon thấp cho phương tiện giao thông công cộng và cá nhân tại các thành phố của Việt Nam.

Hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà

Ứng dụng giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện tại các tòa nhà trong thành phố.

Sản xuất điện

Sáng kiến góp phần nâng cao tỷ trọng của năng lượng sạch trong tổng nguồn cung năng lượng.

Truyền tải và quản lý điện

Tối ưu hóa quá trình truyền tải và quản lý điện, giải quyết vấn đề mất cân bằng cung - cầu năng lượng.

Hiệu quả sử dụng nước

Tiết kiệm và tối ưu hóa trong việc xử lý và sử dụng nước sạch giúp giảm đáng kể lượng năng lượng tiêu thụ.

Lợi ích khi tham gia

1

Tài Trợ Đến 20 Dự án thí điểm

Các giải pháp này có tiềm năng góp phần vào mục tiêu tăng cường khả năng thích ứng và đảm bảo an ninh năng lượng đô thị nhưng gặp vướng mắc trong áp dụng.
2

Phát triển quy mô thương mại

Các tổ chức đăng ký hoạt động có ý tưởng đột phá thuộc lĩnh vực: giao thông vận tải, hiệu quả sử dụng điện tại các tòa nhà, phát điện, cung cấp và quản lý điện, hiệu quả sử dụng nước.
3

Phát triển quy mô diện rộng

Hỗ trợ thí điểm và trình diễn các ý tưởng đổi mới tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, có tiềm năng nhân rộng quy mô và ứng dụng thương mại.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Các tổ chức đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức do phụ nữ lãnh đạo (bao gồm các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, nhà cung cấp/phát triển công nghệ và cơ sở đào tạo trong nước và của Hoa Kỳ) có ý tưởng đột phá thuộc các lĩnh vực sau được khuyến khích đăng ký:

  • Giao thông vận tải ;
  • Hiệu quả sử dụng điện tại các tòa nhà;
  • Sản xuất điện;
  • Truyền tải và quản lý điện;
  • Hiệu quả sử dụng nước.

tiêu chí đánh giá

1. Giải pháp được đề xuất hướng tới các mục tiêu năng lượng phân tán tiên tiến của Đà Nẵng và/hoặc Thành phố Hồ Chí Minh
2. Giải pháp được đề xuất phải có yếu tố đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nói chung, và hai thành phố mục tiêu Đà Nẵng và Hồ Chí Minh nói riêng
3. Giải pháp được đề xuất có tiềm năng (cả về kỹ thuật và tài chính) để có thể nhân rộng/ứng dụng thương mại ở Việt Nam, tại hai thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh sau khi nhận được hỗ trợ của dự án.
4. Giải pháp được đề xuất góp phần đạt được các kết quả của Dự án về:
· Tổng công suất các hệ thống năng lượng phân tán tiên tiến được triển khai (MW);
· Tổng vốn đầu tư từ khu vực công và tư nhân được huy động.
· Lượng giảm phát thải khí nhà kính
5. Hồ sơ trình bày phương pháp tiếp cận rõ ràng và năng lực cần có đạt được các kết quả đề ra.
6. Hồ sơ cần trình bày yêu cầu cụ thể và thực tế về nhu cầu hỗ trợ tài chính từ Dự án
7. Các thông tin khác về Ứng viên nộp hồ sơ gồm chiến lược lồng ghép về giới hay các vấn đề xã hội (nếu phù hợp)

Hồ sơ đăng ký

  • Loại hình tổ chức, ví dụ: trường đại học; Tổ chức xã hội dân sự; tổ chức vì lợi nhuận, v.v.; số năm hoạt động; cơ cấu chủ sở hữu; địa chỉ; mô hình kinh doanh;
  • Sản phẩm và dịch vụ cung cấp (tập trung vào các giải pháp năng lượng tiên tiến, phân tán);
  • Tình hình hoạt động: thị phần, doanh thu, số vốn đầu tư đã nhận được trong vòng 3 năm qua;
  • Mô tả sự hiện diện của tổ chức tại Đà Nẵng và/hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
  • Địa chỉ văn phòng và số lượng nhân viên.
  • Loại giải pháp/công nghệ năng lượng phân tán tiên tiến; vui lòng nêu rõ nếu dự án có yếu tố đổi mới hoặc mới tại Việt Nam, bao gồm các thông tin về rủi ro và cơ hội;
  • Mô tả sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc mô hình tài chính;
  • Địa điểm thí điểm/trình diễn dự kiến (tên (các) thành phố và mô tả (các) địa điểm trong (các) thành phố, ví dụ nhà máy);
  • Sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc mô hình tài chính đang ở giai đoạn phát triển nào;
  • Thời gian thí điểm/trình diễn dự kiến;
  • Sản lượng năng lượng tái tạo ước tính sẽ được tạo ra hoặc mức năng lượng ước tính tiết kiệm được hàng năm bằng MWh hoặc tấn dầu tương đương nhờ sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc mô hình tài chính đề xuất và phương pháp ước tính;
  • Ước tính khả năng nhân rộng hoặc phát triển thương mại của sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc mô hình tài chính tại thị trường Việt Nam
  • Mức hỗ trợ kỳ vọng nhận được từ Dự án và các cấu phần chi phí chính;
  • Đóng góp của tổ chức theo loại hình (và giá trị);
  • Giải thích vì sao nguồn hỗ trợ từ Quỹ Thách thức Đổi mới Sáng tạo là cần thiết và phần hỗ trợ này sẽ giúp thúc đẩy sản phẩm, mô hình kinh doanh và mô hình tài chính như thế nào.
  • Thông tin bổ sung về công ty của đơn vị đăng ký, bao gồm chiến lược lồng ghép giới (nếu có)

Quy trình lựa chọn

Bước
Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam sẽ đánh giá và lựa chọn các Hồ sơ đạt yêu cầu. Đơn vị không đạt yêu cầu sẽ nhận được thông báo từ chối từ Dự án. Đơn vị đạt yêu cầu sẽ được cán bộ Dự án liên hệ để bổ sung thông tin, làm rõ một số nội dung hoặc hướng dẫn thực hiện các bước tiếp theo.
Bước
Các đơn vị được lựa chọn sẽ nộp Đề xuất Kỹ thuật và Chi phí dưới định dạng MS Word và MS Excel. Ban Đánh giá Kỹ thuật sẽ lựa chọn các giải pháp đổi mới đạt yêu cầu để nhận tài trợ dựa trên bộ tiêu chí lựa chọn đã được xác định và công bố trước đó.

Thời hạn đăng ký hồ sơ Vòng 3

18:00 (ICT) - Ngày 15/07/2022

Các thắc mắc có thể được trình bày bằng tiếng Anh và gửi điện tử chậm nhất là 6:00 giờ chiều (giờ ICT), thứ Sáu, ngày 24 tháng 06 năm 2022 tới địa chỉ VUESActivityFund@dai.com

Các dự án nổi bật

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin

Hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến Khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, cân bằng đường cong phụ tải và giảm phát thải CO2; Có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm lĩnh vực thương mại và công nghiệp

Trình diễn hệ thống điều khiển cụm máy nén thông minh trong lĩnh vực công nghiệp

Công ty Heartech-Miwa của Nhật Bản đã đầu tư vào hệ thống điều khiển cụm máy nén thông minh nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả phù hợp theo các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Công nghệ mới này có thể giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho các nhà máy công nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều máy nén khí.

Trình diễn công nghệ hệ thống lưu trữ lạnh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

Nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả phù hợp theo các chính sách của Chính phủ Việt Nam, Energy Saving Solutions Việt Nam đã phát triển hệ thống lưu trữ lạnh TES) để làm mát các tòa nhà một cách hiệu quả. TES là công nghệ cho phép chuyển đổi và lưu trữ năng lượng từ hơi nóng, nước đá, không khí lạnh hoặc nước lạnh.

Trình diễn ứng dụng trên điện thoại thông minh nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm

ICom sẽ phát triển ứng dụng điện thoại thông minh Smart EVN nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả phù hợp theo các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Ứng dụng cho phép khách hàng của EVN theo dõi mức tiêu thụ điện năng, nhận thông tin tư vấn về phương thức sử dụng điện hiệu quả và tích điểm khi tham gia các chiến dịch tiết kiệm năng lượng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Trình diễn giải pháp đồng hồ đo điện sinh thái trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

Viện Điện - ĐH Bách Khoa (SEE) đã phát triển bộ đo điện năng sinh thái nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả phù hợp theo các chính sách của CPVN. Bộ đo điện sinh thái giúp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc trực quan hoá hoạt động tiêu thụ năng lượng và khuyến khích các hành động tiết kiệm năng lượng của người dùng điện.

Câu hỏi thường gặp

ICF tạo cơ hội cho các công ty:

  • Giới thiệu các giải pháp tới các đơn vị/ đối tác liên quan trong lĩnh vực công và tư
  • Thương mại hóa và nhân rộng giải pháp
  • Giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng và biến đổi khí hậu